Chiến lược giao dịch theo động lực (momentum) là một trong những phương pháp đầu tư phổ biến, tận dụng xu hướng giá của tài sản để tạo ra lợi nhuận. Nhưng chiến lược này có gì đặc biệt? Hãy cùng khám phá qua bài viết dưới đây.
Chiến lược giao dịch theo động lực là gì?
Chiến lược giao dịch theo động lực hay còn gọi là momentum hoạt động dựa trên nguyên tắc “mua cao, bán cao hơn” và “bán thấp, mua lại thấp hơn”. Nhà đầu tư sử dụng chiến lược này thường tìm kiếm các tài sản có hiệu suất tốt trong quá khứ gần và đầu tư vào chúng với hy vọng rằng xu hướng tăng giá sẽ tiếp tục. Ngược lại, họ sẽ bán các cổ phiếu có hiệu suất kém với kỳ vọng rằng xu hướng giảm giá sẽ tiếp tục.
advertising
Nguồn gốc của chiến lược
Chiến lược này không phải là mới, nó đã được nghiên cứu từ thời kỳ Victoria (1830 – 1930). Tuy nhiên, Richard Driehaus, người thường được coi là “cha đẻ” của chiến lược momentum, đã phổ biến triết lý đầu tư “mua cao và bán cao hơn nữa”.
Ứng dụng của chiến lược
Chiến lược này được áp dụng rộng rãi bởi các quỹ phòng hộ lớn như AQR, Citadel, Millennium, Renaissance Technologies, đem lại lợi nhuận dài hạn. Nhiều công ty quản lý quỹ cũng dựa vào chiến lược này để tạo ra các sản phẩm ETF và đạt được kết quả ấn tượng so với chỉ số S&P 500.
Cách tiếp cận của chiến lược giao dịch theo động lực
Phương pháp truyền thống
Cách tiếp cận truyền thống của phương pháp momentum khá đơn giản: sắp xếp các cổ phiếu có lợi nhuận 3, 6 hoặc 12 tháng cao nhất và mua các cổ phiếu trong top 10 hoặc 20. Đồng thời, họ sẽ bán khống các cổ phiếu có lợi nhuận thấp nhất tương ứng.
Phương pháp hiện đại
Hiện nay, các quỹ phòng hộ áp dụng chiến lược này cùng với các mô hình toán học định lượng phức tạp và nhiều tiêu chí lọc khác nhau để đạt hiệu suất cao nhất.
Đầu tư theo xu hướng (trend following)
Ngoài tên gọi chiến lược momentum, nó còn được biết đến như đầu tư theo xu hướng. Ví dụ, với xu hướng AI trên thị trường cổ phiếu nổi lên giữa năm 2023, nhiều nhà đầu tư đã đầu tư mạnh vào NVIDIA. Mặc dù cổ phiếu của NVIDIA đã tăng mạnh, nhưng xu hướng này vẫn tiếp tục đến giữa năm 2024.
Ưu và nhược điểm của chiến lược giao dịch theo động lực
Ưu điểm
- Khả năng sinh lời cao: Chiến lược này mang lại lợi nhuận cao khi áp dụng đúng cách do tận dụng được các xu hướng mạnh mẽ trên thị trường.
- Đơn giản, dễ thực hiện: So với nhiều chiến lược đầu tư phức tạp khác, momentum khá đơn giản và dễ thực hiện.
- Phù hợp với nhiều loại tài sản: Chiến lược này không chỉ áp dụng cho cổ phiếu mà còn có thể sử dụng với trái phiếu, tiền tệ và hàng hóa.
Nhược điểm
- Rủi ro cao: Dựa vào xu hướng giá, chiến lược này có thể gặp rủi ro lớn khi thị trường biến động mạnh hoặc đảo chiều đột ngột.
- Chi phí giao dịch cao: Tần suất giao dịch cao có thể dẫn đến chi phí giao dịch lớn, làm giảm lợi nhuận thực tế của nhà đầu tư.
- Hiệu quả không ổn định: Hiệu quả của chiến lược có thể thay đổi theo thời gian và điều kiện thị trường.
Đặc biệt, chiến lược đầu tư momentum thường gây ra thua lỗ nặng nề trong trường hợp thị trường gặp hiện tượng thiên nga đen, do cổ phiếu có yếu tố momentum thường có độ biến động cao hơn so với thị trường.
Các bước để triển khai chiến lược giao dịch momentum
Đối với nhà đầu tư cá nhân, việc triển khai chiến lược momentum có thể thực hiện theo các bước dưới đây:
- Xác định xu hướng: Đảm bảo rằng một xu hướng đang diễn ra.
- Đánh giá độ mạnh của xu hướng: Xác định thời gian và độ mạnh mẽ của xu hướng.
- Đo lường rủi ro: Đánh giá rủi ro khi thị trường biến động xấu.
Các phương pháp đo lường bao gồm:
- Đo lường thời gian trung bình dựa trên các xu hướng quá khứ.
- Dự phóng theo các báo cáo phân tích của các công ty.
- Theo dõi xu hướng phân bổ vốn của các tổ chức lớn với tần suất tái cơ cấu danh mục thấp.
Kết luận
Chiến lược động lực là một công cụ mạnh mẽ cho các nhà đầu tư biết tận dụng xu hướng trên thị trường. Mặc dù nó có thể mang lại lợi nhuận cao, nhưng cũng đi kèm với rủi ro đáng kể. Để thành công, nhà đầu tư cần có kiến thức và kỹ năng cao, đồng thời duy trì sự theo dõi và kỷ luật chặt chẽ.
Đọc thêm: Tái cơ cấu danh mục đầu tư là gì?
Hãy để lại bình luận và chia sẻ ý kiến của bạn về chiến lược giao dịch theo động lực. Liệu bạn đã từng áp dụng chiến lược này và thành công chưa?